Bình Phước tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Khu vực miền Trung và Tây nguyên, giá heo hơi phổ biến từ 59.000 - 60.000 đồng/kg. Riêng 5 địa phương là Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa thấp nhất 58.000 đồng/kg.SUV 7 chỗ, trên 1 tỉ đồng mua Nissan Terra hay Ford Everest?
Nghệ sĩ Uyên Trinh sinh năm 1948, từng hoạt động trong Đoàn kịch nói Kim Cương, tham gia nhiều vở diễn như Bông hồng cài áo, Lôi vũ, Lá sầu riêng… Ở mảng phim, nữ nghệ sĩ gây ấn tượng với khán giả qua các dự án như Cá rô em yêu anh, Mùi ngò gai, Cỏ dại… Thời gian qua, nghệ sĩ Uyên Trinh vắng bóng trên màn ảnh. Cuộc sống của bà ở tuổi U.80 được nhiều người quan tâm. Mới đây, nhóm Ngũ long du ký của Phi Phụng, Phương Dung… có dịp ghé thăm nghệ sĩ Uyên Trinh tại nhà riêng. Ở tuổi 77, nữ nghệ sĩ sống trong cơ ngơi nhỏ cùng vợ chồng con trai. Khi thấy các đồng nghiệp đến thăm mình, bà bán thịt trong phim Mùi ngò gai không khỏi xúc động.Chia sẻ về sức khỏe của nghệ sĩ Uyên Trinh, Phương Dung cho hay: “Nhiều năm nay cô không bước chân ra đường vì chân yếu. Vừa rồi cô té gãy 4 đốt sống lưng, mổ xong nhưng cũng bị liệt nhẹ một bên, đi phải chống gậy. Cô bị tiểu đường nặng nên mắt mờ, tai bị lãng. Cô vẫn nhớ mọi người, nhớ sân khấu”. Trò chuyện với đàn em, nghệ sĩ Uyên Trinh cho biết bà mới phẫu thuật 4 đốt xương sau khi bị ngã. Bà kể: “10 năm nay, tôi không bước ra tới ngoài đường, vì làm sao mà đi? Đạo diễn cũng gọi đi phim, nhưng làm sao mà tôi đi. Mới đây Hạnh Thúy có gọi nhưng tôi không bắt máy, Phi Phụng cũng gọi tôi 2-3 lần mới nghe đó”. Nghệ sĩ Uyên Trinh chia sẻ thêm: “Mấy bữa tôi tưởng mình bị liệt, muốn chết cho rồi. Nhà không có ai, chỉ có con trai và vợ nó đi làm từ sáng đến tối, còn tôi cứ nằm vậy đó. Con thấy tội nghiệp quá nên mua cho tôi tivi trả góp cho đỡ buồn, nhưng tôi không đỡ buồn được”. Dù vậy, khi trò chuyện, nữ nghệ sĩ cho thấy được sự lạc quan, duyên dáng của mình khiến Phi Phụng thích thú. Theo dõi đoạn clip, nhiều khán giả xúc động khi gặp lại gương mặt quen thuộc của dòng phim truyền hình. Một tài khoản chia sẻ: “Lúc trước rất thích những vai diễn truyền hình của bà. Một thời gian không thấy bà xuất hiện trên tivi nữa, xem clip mới biết được cuộc sống của bà”. Một cư dân mạng bày tỏ: “Thương cô quá. Tuổi thơ của mình xem rất nhiều vai diễn của cô. Cô diễn rất tự nhiên. Mong cô luôn khỏe mạnh, an vui”.
Trường quốc tế AISVN: Phụ huynh góp 20 tỉ đồng, khi nào học sinh trở lại trường?
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo.
Ngày 26.2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng cho biết vừa ra quyết định truy tìm nghi phạm Đ.T.M.D (31 tuổi, ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng), để phục vụ điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Trước đó, cuối tháng 5.2024, Phòng Cảnh sát hình sự tiếp nhận trình báo từ bà Đ.T.B.H (51 tuổi, ở P.Vĩnh Trung - nay là P.Thạc Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), tố cáo bị D. lừa đảo 520 triệu đồng với thủ đoạn chuyển nhượng ki ốt bán hàng tại P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà). Kết quả điều tra xác định, ngày 13.4.2017, D. ký hợp đồng với Công ty Quản lý nhà chung cư (Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng) để thuê ki ốt 104, diện tích 27,9 m2 tại chung cư Nại Hiên Đông 2 (P.Nại Hiên Đông) để bán hàng.Thời hạn thuê từ ngày 1.4.2017 đến 1.4.2018. Tháng 11.2019, bà Đ.T.B.H cần mua ki ốt để buôn bán nên tìm trên mạng xã hội Facebook thì thấy D. đăng thông tin bán ki ốt. Hai bên thỏa thuận D. bán cho bà H. ki ốt 104 với giá 520 triệu đồng. Ngày 14.12.2019, D. hẹn bà H. đến văn phòng công chứng trên đường Lê Duẩn (P.Tân Chính - nay là P.Chính Gián, Q.Thanh Khê) để sang nhượng.Tại đây, D. chỉ đưa hợp đồng mua bán điện sử dụng tại ki ốt trên cho bà H. xem. Bà H. thấy nội dung hợp đồng thể hiện D. chỉ thuê ki ốt của Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng nên thắc mắc về tính hợp pháp khi mua bán tài sản thuê của nhà nước.D. trấn an bà H. về việc "mấy cái giấy tờ đó không quan trọng, em sẽ sang tên cho chị sau". Tin tưởng việc D. khẳng định sở hữu ki ốt, bà H. đồng ý đưa cho D. 520 triệu đồng tại văn phòng công chứng.Vợ chồng D. viết giấy chuyển nhượng ki ốt cho bà H., tuy nhiên bà này sử dụng ki ốt được 4 tháng thì bị Trung tâm Quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng thông báo thu hồi vì ki ốt thuộc sở hữu nhà nước. Bà H. đòi tiền nhưng D. nhiều lần hứa hẹn, tìm lý do thoái thác, sau đó bỏ trốn. Phòng Cảnh sát hình sự xác định hành vi của Đ.T.M.D. có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 174 bộ luật Hình sự, do đó đã ra quyết định truy tìm để xử lý theo quy định pháp luật.Qua vụ việc, Phòng Cảnh sát hình sự khuyến cáo, thời gian qua trên địa bàn xảy ra nhiều vụ người được nhà nước cho thuê căn hộ chung cư, ki ốt, rồi lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người có nhu cầu, đã sang nhượng, ủy quyền sử dụng để lừa đảo. Do đó, những người giao dịch các tài sản này cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý để tránh bị chiếm đoạt tài sản.
Thêm một cổ phiếu 'họ' FLC bị hủy niêm yết
Sáng 15.3, lãnh đạo Phòng cảnh sát PCCC & CHCN (Công an tỉnh Khánh Hòa) cho biết trong đêm 14.3 đơn vị đã cứu hộ thành công 2 du khách bị lạc đường khi xuống núi Cô Tiên trở về TP.Nha Trang.Trước đó khoảng 18 giờ ngày 14.3, sau khi nhận được thông tin 2 nam du khách trong chuyến leo núi Cô Tiên bị lạc đường, Phòng Cảnh sát PCCC & CHCN đã đã nhanh chóng vào cuộc và tổ chức tìm kiếm, ứng cứu để đảm bảo an toàn cho các du khách.Sau gần 2 giờ tổ chức tìm kiếm, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã tiếp cận được hai nam du khách. Đó là anh P.M.T (30 tuổi) và T.T.H (19 tuổi), cùng trú TT.Vạn Giã, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa), đã được cảnh sát đưa xuống núi an toàn, sức khỏe ổn định.Hai du khách cho biết họ đến TP.Nha Trang chơi, rồi leo núi Cô Tiên để khám phá, nhưng bị lạc đường và kẹt lại trên núi. Núi Cô Tiên, một địa danh nổi tiếng tại Nha Trang, cao khoảng 400 m, nằm ở phía bắc TP.Nha Trang. Núi này có 3 đỉnh liền kề, tựa như dáng phụ nữ xõa tóc và ngẩng mặt lên trời. Thời gian qua, nơi đây thu hút nhiều người dân địa phương, du khách chọn làm điểm leo núi và cắm trại. Tuy nhiên, nơi đây cũng nổi tiếng với địa hình hiểm trở, độ dốc cao và nhiều khu vực khó tiếp cận, đòi hỏi người leo núi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.Trong những năm gần đây, không ít du khách đã chọn núi Cô Tiên làm điểm đến để trải nghiệm và chinh phục, nhưng cũng từ đó xảy ra nhiều trường hợp gặp nguy hiểm do thiếu kinh nghiệm hoặc chủ quan.Lực lượng Cảnh sát PCCC & CHCN khuyến cáo người dân, du khách không nên tự ý leo núi mà không có hướng dẫn viên hoặc thiết bị hỗ trợ cần thiết. Đồng thời, cần kiểm tra dự báo thời tiết, chuẩn bị sức khỏe và trang bị kiến thức cơ bản về địa hình trước khi tham gia các hoạt động mạo hiểm. Việc tuân thủ các khuyến cáo sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đáng tiếc.